Tháp bà ponagar điểm đến du lịch Nha Trang
Tháp Bà Ponagar là một ngôi đền của người Chăm Pa, Tháp Ponagar hiện nay là một di tích lịch sử văn hóa cũng là địa điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng tại Nha Trang được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.tháp nằm trên một ngọn đồi nhỏ, ngay chân cầu Xóm Bóng, No nằm trên đường Hai Tháng Tư, cách trung tâm thành phố Nha Trang không xa khoảng 2 km.
1.truyền thuyết bà Ponagar
Ngày xưa tại Đại An, thôn Đại Điền, có hai vợ chồng người nông dân chuyên trồng dưa hấu để bán, về đêm dưa thường bị mất trộm. Vào một đêm trăng sáng nên hai vợ chồng quyết định rình xem ai hái trộm,thì bổng thấy một cô bé khoảng 9-10 tuổi không biết xuất hiện từ đâu đến lại đây hái dưa và đùa dỡn một mình. Thấy cô bé dễ thương và xinh xắn ông bà liền lại hỏi thì biết cô bé không có người thân, Hai vợ chồng nhận về nuôi yêu thương cô bé như con ruột.
Thời giantrôi qua cô bé lơn lên ,Vào hôm trời mưa to gió lớn nhìn thấy trời mưa kéo dài cảnh vật đìu hiu nên cô bé buồn bã bèn lấy những hòn đá tạo thành 3 hòn dã sơn hái hoa cắm vào rồi đứng ngắm để làm vui.Người cha cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc nên ông đã lớn tiếng la rày . cô bé buồn bã và biến thân vào một khúc kỳ nam theo nước trôi đến trên sông cho sóng đưa đẩy, không ai ngờ đến cô là tiên giáng trần có thể biến hóa.
Khúc kỳ nam trôi lênh đênh trên mặt biển rất nhiều ngày sau khó dạt vào bờ biển gần cung đình, khúc gổ có hương ngào ngạt khiến dân làng cảm thấy lạ về cvà mọi người xúm lại cùng nhau khiêng lên, nhưng không được người càng đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi. Dân làng truyền tai nhau đến tai của Thái Tử Bắc Hải, Thái Tử bèn ra chổ khúc kỳ nam nhấc thử xem sao thái tử nhất rất nhẹ nhàng và chàng quyết định đem về cung xem như báo vật.
Vào một đêm trăng sáng có chút ánh sáng mờ mờ ảo ảo lọt vào căn phòng đó , thái từ nhìn từ xa nơi để khúc kỳ nam thấy có một bóng người thấp thoáng nhưng khi lại gần kiểm tra thì không thấy ai cả mà chỉ ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của khúc kỳ nam. Những đêm sau thái tử củng thấy những vậy , tức quá đêm sau thái từ quyết định núp gần khúc kỳ nam không ngờ bỗng nhiên trong khúc kỳ nam hiện ra một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. chàng ôm chầm lấy cô,khiến nàng không kịp biến vào khúc kỳ nam.sau đó hai người cùng nhau nói, nàng cho biết nàng tên là Thiên Y Ana.Với đẹp tuyệt trần nên nên thái tử liền hỏi phụ hoàng xin cưới và được phụ hoàng chấp nhận. Hai người sống rất hạnh phúc và có 2 người con một trai và một gái có dung mạo khôi ngô tuấn tú.
Ana rất nhớ quê nhà nhớ cha nhớ mẹ nên quyết định cùng 2 người con biến vào khúc kỳ nam để thả trôi về quê nhà. Đến quê thì được biết cha mẹ nuôi đã qua đời nàng Ana xây đấp mồ mã cho cha nẹ nuôi,sửa sang nhà cửa để phụng tự. Ana thấy dân làng nơi đây còn lạc hậu, nên bà đã dạy người dân nơi này cày kéo, kéo vải, dệt sợ và đặt ra các lễ nghi,...
Từ đó ruộng nương tươi tốt, đời sống dân làng ngày một thêm ấm no, có một con chim hạt từ trên trời bay xuống Thiên Y Ana cùng hai con cưỡi hạt về trời, dân làng nhớ công ơn của bà nên đã xây dựng tháp tạc tượng thời phụng, mỗi năm vào ngày 23/3 Âm lịch đều làm lễ dâng hoa.
2. Kiến trúc Ponagar
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên
+ Ở tầng thấp nhất : ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa.Và giờ có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
+ Ở tầng giữa: được gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) để du khách nghỉ ngơi, đi lễ . Mandapa dài 20m rộng 15m, có 4 hàng cột hình bát giác. Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
+ Tầng trên cùng: là nơi có các ngọn tháp. Những ngọn tháp thấp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rấtđặc biệt , không nhìn thấy chất kết dính.Ngôi Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn, cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar
3. Lễ hội tại tháp bà Ponagar
Thời điểm diễn ra lễ hội: 21-23/3 hằng năm. Tháp Bà có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng : lễ mộc dục, lễ cầu siêu và thả hoa đăng, lễ cầu cho “Quốc thái, dân an”,các lễ tế cổ truyền và dâng hương lễ Mẫu, …nhằm giới thiệu tôn vinh nét đẹo văn hóa Chăm.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như: múa bóng, trình diễn nghệ thuật gốm, hát văn, diễn tuồng và dệt thổ cẩm của người Chăm...